Theo đó, vỏ chai thủy tinh sau khi được sử dụng sẽ trải qua 8 bước từ thu gom đến tái chế để trở thành chai mới và quay trở lại với người tiêu dùng, La Vie cho biết trong thông cáo phát đi hôm nay 6.1.
Đồng thời, công ty cũng đầu tư thêm nguồn lực thu gom và vận chuyển vỏ chai, đảm bảo thu gom, tái chế hoàn toàn và tiếp tục quay lại quy trình sản xuất. Các hoạt động theo cam kết của tập đoàn mẹ Nestlé trên toàn cầu, đến năm 2025 tất cả các vật liệu đóng gói sản phẩm ra thị trường đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng.
Để thực hiện mục tiêu trên, Lavie từng bước loại bỏ vật liệu không thể hoặc khó tái chế và tăng cường sử dụng nhựa đã qua tái chế. Từ tháng 12.2019, nhiều vỏ chai nước La Vie được chuyển từ màu xanh dương nhạt sang màu trắng trong để đơn giản quy trình tái chế. Công ty cũng ngưng sử dụng màng co nắp chai (phần khó thu gom và tái chế) từ cuối tháng 8.2019, theo thông tin tự công bố.
Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) ước tính việc tái chế một tấn thủy tinh sẽ tiêu thụ mức năng lượng ít hơn 33% so với việc tạo ra một tấn thủy tinh mới. Nguyên liệu thủy tinh cũng thường được ưu tiên sử dụng trong ngành đồ uống và thực phẩm vì có thể được tái chế nhiều lần mà không làm thay đổi chất lượng và độ trong suốt của thành phẩm.